Tác giả: Phạm Duy

 

 

Tiểu sử


Giọt mưa trên lá
Nước mắt mẹ già
Lã chã đầm đìa
Trên xác con lạnh giá

Giọt mưa trên lá
Nước mắt mặn mà
Thiếu nữ mừng vì
Tan chiến tranh chồng về . . . . . . .

Đó là lời ca của một ca nhân trong buổi trình diễn tại Institut Francais ở Saigon vào đêm 28 tháng 11 năm 1974, một người mà người Pháp trong Institut này đã gọi là thi nhân của ca khúc Việt Nam (le poète de la chanson vietnamienne). Nhưng đối với dân chúng Việt Nam thì Phạm Duy còn là một trong những người, từ cuối thập niên 30, đã thành lập một nền nhạc mới thường được gọi là Tân Nhạc (nouvelle musique).

Trong khi các người khác đi theo xu hướng nhạc Âu Tây thì Phạm Duy chủ trương nhạc Việt Nam loại mới phải khởi nguồn từ nhạc dân ca cổ truyền, và suốt trong 50 năm qua, trong chiến tranh cũng như trong hoà bình, Phạm Duy đã sáng tác khoảng trên dưới 1,000 ca khúc, nói lên niềm vui, nỗi buồn, vinh quang, tủi nhục... của người Việt trong một thời kỳ sôi động nhất của lịch sử.

Phạm Duy xuất thân từ một gia đình văn nghiệp. Cha là Phạm Duy Tốn thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn Học Mới ra đi hồi đầu thế kỷ. Tác phẩm của Cụ Tốn được đưa vào học trình Trung Học, đăng trong các sách giáo khoa ví dụ những bài Sống Chết Mặc Bay, Một Cảnh Thương Tâm... Anh là Phạm Duy Khiêm, Giáo Sư Thạc Sĩ, Cựu Đại Sứ Việt Nam tại Pháp Quốc, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes Des Terres Sereines, Nam Et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine...

Phạm Duy sinh tại Hà Nội năm 1921, theo học các Trưng Trung Học Thăng Long, Cao Đẳng Mỹ Thuật, Kỹ Nghệ Thực Hành, tự học nhạc và đi huấn nghệ tại Pháp trong 2 năm 1954-1955, học trò của Robert Lopez và bàng thính viên tại Institut de Musicologie, Paris...


Khởi sự đi nhạc của mình là một ca sĩ trong gánh hát Đức Huy, đi hát lưu động từ Bắc qua Trung vào Nam trong những năm 1943-1945. Là người đầu tiên hát nhạc cải cách trên đài Radio Indochine ở Sàigòn vào năm 1944, mỗi tuần, trình bày 2 lần.

Rồi trở thành cán bộ văn nghệ trong cuộc Kháng Chiến chống Pháp và
là một trong những người thành công nhất trong những người soạn nhạc lúc đó.

Kết duyên với ca sĩ Thái Hằng và là người đã đóng góp vào sự thành lập của ban hợp ca nổi danh trong thập niên 50 là ban Thăng Long, thành phần của ban này là anh em ruột của Thái Hằng. Vào giữa thập niên 60, các con của Phạm Duy, Thái Hằng cũng theo nghề nhạc và trở nên những ca nhạc sĩ trong loại nhạc trẻ và đã tự thành lập một ban nhạc combo gọi là The Dreamers. Duy Quang và Thái Hiền là hai giọng ca sáng giá trong 2o năm qua. Duy Cường thì được coi như một arrangeur có hạng. Những người con của Phạm Duy đã mở phòng thu thanh và nhà ấn hành sách nhạc, băng nhạc là Dream Studio và PDC Musical Productions.

Phạm Duy đã chia sự nghiệp của mình ra nhiều giai đoạn :

* Khởi đi từ dân ca, phản ánh người dân Việt Nam trong thời đấu tranh giành độc lập rồi tới trường ca là liên khúc của nhiều bài dân ca, nói lên cái vĩ đại của dân tộc Việt.

* Sau đó là tâm ca, những bài ca thức tỉnh lương tâm, phản đối bạo lực và lòng phi nhân.

* Tới đạo ca, mang tính chất thiền ca, là những bài hát đi tìm sự thật.

* Rồi tới tục ca, những bài hát tiếu lâm nói thẳng vào cuộc đi đầy rẫy ngụy thiện.

* Tới bé ca, nữ ca và bình ca là những khúc hoan ca.

Ngoài ra, còn những tình khúc mà suốt 50 năm qua, trải qua nhiều thế hệ, hầu hết đôi tình nhân Việt Nam nào cũng đều hát tới và sẽ nhớ mãi.

Ngoài việc viết nhạc và đi hát rong, Phạm Duy còn là tác giả của nhiều sách và bài báo chuyên về khảo cứu nhạc Việt, sau khi ông đã làm Giáo Sư về Khoa Nhạc Ngữ tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon.Cuốn Đặc Khảo Về Dân Nhạc Việt Nam tức Musics of Viet Nam đã được ấn hành bằng Việt ngữ và Anh ngữ. Loạt bài về Lược Sử Năm Mươi Năm Tân Nhạc Việt Nam đang được đăng trên một số báo.Cuốn sách Đường Về Dân Ca đã được xuất bản năm 1990 do nxb Xuân Thu ấn hành.

Sau biến cố tháng Tư năm 1975, Phạm Duy và gia đình di cư qua Hoa Kỳ, cư ngụ tại Thành phố Giữa Đàng (MIDWAY CITY) gần Los Angeles.

Người ca sĩ này vẫn tiếp tục hành nghề hát rong và trong 25 năm qua, ông đã thường xuyên có mặt tại hầu hết các cộng đồng Việt Nam trên khắp thế giới, đ hát những bài thuộc loại mới mà ông vừa soạn ra từ 75 là :
* tỵ nạn ca
* ngục ca và
* hoàng cầm ca.

Phạm Duy đã thực hiện những cuốn băng hồi tưởng trong đó có hát lên và nói vào từng loại ca mà ông đã soạn ra trong nửa thế kỷ qua.


Rồi sau khi đã dành quá nửa đi mình cho nhạc đơn điệu, từ 1988, với sự cộng tác của Duy Cường, ông bước qua giai đoạn nhạc đa điệu (polyphonique).
Những tác phẩm có tính chất đại nhạc tuần tự ra đời, hoặc là những nhạc phẩm hoàn toàn mới hoặc là những nhạc phẩm đơn điệu cũ nay được phóng tác thành nhạc đa điệu như: Người Tình Già Trên Đầu Non, Hát Cho Năm 2000, Bầy Chim Bỏ Xứ, Đạo Khúc Thiền Ca, Trường Ca Hàn Mặc Tử, Con Đường Cái Quan Nhạc Hòa Tấu, Mẹ Việt Nam Nhạc Hòa Tấu ...

Là người đầu tiên đem nhạc Việt Nam vào compact disc, Phạm Duy cũng là người đầu tiên đem nhạc mình vào CD-ROM là bản trường ca Con Đường Cái Quan Multimedia.

Tác phẩm nghệ thuật mới nhất của ông là Minh Hoạ Kiều Phần III (đĩa compact disc thứ hai trong bộ 4 đĩa) vừa hoàn thành vào tháng 11/2004.

Các nhạc phẩm được thính giả yêu thích qua nhiều thế hệ:


Bên cầu biên giới

Bên ni bên nớ
Chuyện tình buồn
Áo anh sứt chỉ đường tà
Cô Bắc Kỳ nho nhỏ
Cây đàn bỏ quên
Còn chút gì để nhớ
Con quỳ lạy Chúa trên trời
Việt Nam
Cành hoa trắng
Bà mẹ Gio Linh
Tình ca
Con đường tình ta đi
Hai năm tình lận đận
Ngậm ngùi
Đưa em tìm động hoa vàng
Em hiền như ma soeur
Còn gì nữa đâu
Thà như giọt mưa
Dạ lai hương
Giết người trong mộng
Ngày Xưa Hoàng Thị
Kỷ Niệm
Chiều về trên sông
Em lễ chùa này
Kỷ Vật Cho Em
Yêu Là Chết Ở Trong Lòng
Mùa thu Paris
Nghìn trùng xa cách

... và còn nhiều nhiều nữa ...


Ngoài ra, còn những tình khúc của chính ông cũng như những bản dịch lời Việt mà suốt trên 50 năm qua, trải qua nhiều thế hệ, hầu hết đôi tình nhân Việt Nam nào cũng đều hát tới và sẽ nhớ mãi. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng viết 4 tập hồi ký kể về cuộc đời ca nhân của ông.






Thư Mục Sách Xuất Bản



Tất cả các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy, kể từ bản đầu tay Cô Hái Mơ, soạn trong năm 1942, cho tới những bản mới soạn gần đây nhất, đều đã được in ra dưới hình thức bản nhạc rời (music sheet). Đại đa số được in trong những nhạc tập. Sau đây là danh sách các nhạc tập :


Việt Ngữ


NHỮNG ĐIỆU HÁT BÌNH DÂN Nhà xuất bản ĐẤT MớI -Thanh Hoá, 1950.

TÌNH CA
(thơ Cung Trầm Tưởng, họa Ngy Cao Uyên,
nhạc Phạm Duy) Tự xuất bản - Saigon, 1969.

MộT MẸ TRĂM CON Bộ Thông Tin - Saigon, 1962.

Trường Ca CON ĐƯờNG CÁI QUAN Tập San SÁNG DộI MIỀN NAM - Saigon,1960.
QUẢNG HOÁ, Saigon, 1970.

Mười Bài Tâm Ca LÁ BỐI - Saigon, 1965.

NGÀY ĐÓ CHÚNG MÌNH YÊU NHAU AN TIÊM - Saigon, 1968.

GÌN VÀNG GIỮ NGỌC, Saigon, 1971

NGHÌN TRÙNG XA CÁCH AN TIÊM - Saigon, 1968.

HÁT VÀO ĐờI AN TIÊM - Saigon, 1969.

VÒNG TAY THẾ GIớI QUẢNG HOÁ - Saigon, 1969.

GIẾT NGƯờI TRONG MộNG TRÍ DŨNG - Saigon, 1970.

CA KHÚC CHO NGÀY MAI QUẢNG HOÁ - Saigon, 1970.

CHO NHAU RIÊNG NHAU MộT ĐờI KHAI PHÓNG - Saigon, 1970.

GIỌT LỆ CHO TÌNH TA CHÂN MÂY - Saigon, 1970.

MƯờI BẢY TÌNH CA BẤT TỬ THƯƠNG YÊU - Saigon, 1971.


ĐẠO CA VĂN HỌC SỬ - Saigon, 1971.

NHI ĐỒNG CA CỤC TÂM LÝ CHIẾN - Saigon,1971.

Kỷ VẬT CHÚNG TA GÌN VÀNG GIỮ NGỌC - Saigon, 1971.

THƯƠNG CA CHIẾN TRƯờNG GÌN VÀNG GIỮ NGỌC - Saigon, 1971.

CHIẾN CA MÙA HÈ TIÊN RỒNG - Saigon, 1972.

CON ĐƯờNG TÌNH TA ĐI GÌN VÀNG GIỮ NGỌC- Saigon, 1973.

TUYỂN TẬP NHẠC TIỀN CHIẾN
(trong đó có nhạc Phạm Duy) KẺ SĨ - Saigon, 1968.

TUYỂN TẬP 20 NĂM NHẠC TÌNH

(trong đó có nhạc Phạm Duy) KHAI PHÓNG - Saigon,1970.

HOÀNG CẦM CA HộI VĂN HOÁ VN TẠI BẮC M_ - VA USA, 1984.

THẤM THOÁT MƯờI NĂM HộI VĂN HOÁ VN TẠI BẮC Mỹ,
TỦ SÁCH CÀNH NAM và
TẠP CHÍ XÁC ĐỊNH, USA, 1985.

MƯờI BÀI RONG CA PDC PRODUCTIONS, Midway City, USA 1988

MƯờI BÀI TÂM CA PDC PRODUCTIONS, Midway City, USA 1990

BẦY CHIM BỎ XỨ CÀNH VÀNG - Westminster, CA USA 1990


MộT ĐờI ĐỂ YÊU (30 tình khúc) NAM Á - Paris FRANCE 1989

VƯờN THƠ CÁNH NHẠC
(30 bài thơ phổ nhạc) NAM Á - Paris FRANCE 1989

TÌNH SI (30 tình khúc) NAM Á - Paris FRANCE 1992

TÌNH CA QUÊ HƯƠNG
(30 bài ca quê hương) NAM Á - Paris FRANCE 1992

LỊCH SỬ TRONG TIM
(30 bài ca kháng chiến) NAM Á - Paris FRANCE 1992

HÁT TRÊN ĐƯờNG VỀ
(Đạo Ca, Rong Ca, Thiền Ca) NAM Á - Paris, FRANCE 1992

NIỀM VUI CÒN ĐÓ

(Bé Ca, Nữ Ca,Bình Ca) HỒNG LĨNH - Westninster, CA USA 1994

TẠ ƠN ĐờI HỒNG LĨNH - Westninster, CA, USA 1994


Có Thêm Ngoại Ngữ


Trường Ca MẸ VIỆT NAM
(Việt-Anh-Pháp) Phủ Đặc Ủy Chiêu Hồi - Saigon,1960
LÁ BỐI, 1967

Trường Ca MẸ VIỆT NAM (Việt-Pháp) NAM Á, Paris, FRANCE 1985

DÂN CA - FOLK SONGS (Việt -Anh) USIS - Saigon, 1968.

HOAN CA (Việt - Anh) DU CA - Saigon, 1973.

HÁT TRÊN ĐƯờNG TỊ NẠN (Việt-Anh) ĐÔNG PHƯƠNG - Santa Ana, CA USA1979.

MƯờI BÀI NGỤC CA (Việt-Anh) NGUYỄN HỮU Hiệu - Arlington, VA USA1980.

HAI MƯƠI BÀI NGỤC CA (Việt-Anh) Hội VĂN HOÁ Bắc Mỹ - Arlington, VA USA 1980.


NGỤC CA (Việt-Anh-Pháp) QUÊ ME - Paris, 1982.
PDC Productions - MIdway City CA USA 1989

DÂN CA
FOLK SONG-CHANT POPULAIRE
(Việt, Anh, Pháp) PDC Musical Productions - Midway City, 1980.

Trường Ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN
(Anh-Việt) PDC Musical Productions, Midway City, 1980


Sách Giáo Khoa, Sử Liệu


LƯợC KHẢO VỀ DÂN NHẠC
ở VIỆT NAM Hiện Đại - Saigon, 1970.
Xuân Thu tái bản, USA 1991

MUSICS OF VIET NAM S.I.U - Carbondale, ILL USA 1975.

TỰ HỌC GUITARE (3 Tập) Phạm Duy Enterprises
Midway City, CA USA 1976.

HỒI KÝ (3 tập) PDC Productions
Midway City, CA USA 89, 90, 91

NGÀN LờI CA PDC Productions
Midway City, CA USA 1987, 88

ĐƯờNG VỀ DÂN CA XUÂN THU - Los Alamitos, CA, USA 1990


NỬA THẾ Kỷ TÂN NHẠC (bài báo) Nguyệt san VĂN Học, USA
NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA TÂN NHẠC
(bài báo) Tập San HợP LƯU - CA 1994


Viết Về Phạm Duy


Tạ Tỵ, Phạm Duy Còn Đó Nỗi Buồn Nhà xuất bản VĂN SỬ HỌC, Saigon 1971.

Georges Etienne Gauthier,
Một Người Gia Nã Đại Và Nghệ Thuật
cùa Phạm Duy, Nguyệt San BÁCH KHOA, khởi đăng trên bán
nguyệt san BÁCH KHOA từ số 332 (1/11/70)
qua các số 334, 335, 337, 339, 340, 342, 345, 346,
347, 350, 354, 355, 363, 367, 372 và chấm dứt
trong số 375, tháng 7-1971.

Xuân Vũ, Nửa Thế Kỷ Phạm Duy Nhà Xuất Bản Thằng Mõ

San Jose, Ca-USA 1995






 

 

* Nguồn: Website Dactrung.Net